Chất liệu Satin là gì?
Trong những năm gần đây vải satin, chất vải satin lụa đang rất được ưa chuộng và dự đoán nó sẽ trở thành một xu hướng thời trang nổi bật trong thời gian tới. Vậy vì sao vải satin lại được đánh giá cao như thế và sử dụng nó mang lại lợi ích gì cho công nghiệp sản xuất hàng may mặc và bộ chăn gối? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Muốn biết được chất liệu satin là gì? Trước tiên ta đi tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử hình thành của nó. Thực ra vải satin đã có từ thời trung cổ, cách đây khoảng 2000 năm trở về trước những người phụ nữ đã lấy tơ tằm để dệt ra chất vải satin. Và đa phần nó thường được dùng làm vật phẩm may tư trang, quần áo cho các vương tôn, quý tộc và tầng lớp thượng lưu.
Ở châu Á, vải satin lần đầu tiên được xuất hiện ở Trung Quốc nhưng mãi về sau nó mới được hé lộ và lan rộng ra khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Ngày nay satin được sáng tạo ra bằng kĩ thuật dệt vân đoạn để nhằm đem tới sự đan kết giữa những sợi ngang và sợi dọc. Với kĩ thuật này sẽ làm cho vải có hai mặt, phần mặt trên láng bóng trong khi mặt dưới thô mờ.
>>>Xem thêm: Cotton là gì?
Tùy theo từng loại tơ, sợi vải mà giúp cho chất liệu của vải satin bóng láng, mịn màng hay thướt tha, mềm mại. Bởi vì trong quá trình dệt các sợi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc. Sau đó lại đè lên trên ít nhất hai sợi dọc cứ thế liên tiếp cho đến hết khổ vải. Cho nên ở vải satin các sợi dọc thường chiếm nhiều ưu thế hơn.
Hiện nay để tạo ra được chất liệu vải satin cao cấp, các nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại vải khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose.
Vải satin có khá nhiều loại khác nhau tùy theo chất liệu mà nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm như lụa satin, cotton satin và vải chiffon satin.
Lụa satin
Đối với loại chất vải satin lụa được dệt bằng lụa tơ tằm chất lượng cao nên có bề mặt tương đối óng ả, bóng đẹp và mịn màng. Ngoài ra trọng lượng của vải lụa satin vô cùng nhẹ nên khi sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu này nó sẽ cho chúng ta thấy khá dễ chịu và không có hiện tượng tích điện vào mùa đông như ở các loại vải khác. Không chỉ thế khi mặc nó cũng rất mát mẻ gây cho người dùng một cảm giác vô cùng thoải mái, thích thú.
Cotton satin
Còn cotton satin hay còn được gọi là vải cotton satin Hàn quốc, về bản chất đây cũng chỉ là một loại vải cotton truyền thống nhưng được áp dụng kĩ thuật dệt của vải satin. Tuy nhiên nó có mật độ của các sợi cotton ít hơn cho nên nó rất thông thoáng và hút ẩm khá tốt.
Không chỉ thế bề mặt của nó cũng láng bóng, mềm mượt và đặc biệt không hề bị nhăn trên bề khi giặt như vải cotton. Ngoài ra độ bền của vải cũng luôn được duy trì ở mức độ ổn định.
Với những đặc điểm trên, không ít các hãng chăn ga gối đã lựa chọn Cotton satin làm chất liệu chủ đạo. Trong số đó, các sản phẩm chăn ga gối Thanh Thủy cao cấp luôn được khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua.
Vải Chiffon satin
Vải Chiffon satin là loại vải được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như Nylon, Poly, Satin,… Vải có đặc điểm là vô cùng nhẹ, rất mỏng, không co giãn, không nhăn nhúm và có thể nhìn xuyên qua được. Chính vì những đặc điểm này mà vải là chất liệu phù hợp dùng may đồ lót của phụ nữ, áo dài hay váy đầm,…
Đặc trưng nổi bật của vai satin chính là nó có một độ bóng tối ưu nhất là satin lụa. Không chỉ thế nó còn vô cùng ấm áp và mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Chính vì vậy mà vải được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được đại đa số người tiêu dùng yêu thích.
Bên cạnh đó, chất liệu vải satin cũng khá đa dạng về màu sắc, hoa văn tinh tế đã giúp người dùng lựa được những mẫu sản phẩm ưng ý, phù hợp với mục đích sử dụng.
>>>Xem thêm: Mẹo khử mùi hôi và ẩm mốc trên ga khách sạn trong những ngày mưa
Do bề mặt của vải satin thường bóng mượt cho nên nó được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thời trang, lĩnh vực sản xuất chăn ga gối.
Lụa satin dùng may trang phục
Một trong những kiểu trang phục phổ biến nhất được làm từ satin chính áo khoác bóng chày, quần short thể thao, đồ lót phụ nữ, váy cưới, mũ, kính, áo ngủ, áo sơ mi. Ngoài ra nó còn được dùng để may giày múa ba lê, các loại túi xách.
Vải satin dùng để sản xuất chăn ga gối nệm
Một lĩnh vực nữa thường hay sử dụng vải satin chính là may chăn ga gối nệm cotton satin. Các thương hiệu dùng vải satin chính là bộ chăn ga gối nệm Thanh Thủy và Everon. Bởi theo các nhà nghiên cứu những loại chăn ga gối sản xuất từ vải lụa satin sẽ có độ mềm mại hơn và cũng rất thoáng mát. Vì thế sẽ giúp cho người nằm cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Từ đó giấc ngủ cũng sẽ ngon và sâu hơn.
Đặc biệt tính về tính kinh tế thì rõ ràng giá vải lụa satin khá rẻ nên sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Cho nên lựa chọn vải satin để may trang phục hay gối nệm sẽ là một chiến lược kinh doanh hoàn hảo.
Như trên đã nói vải satin do áp dụng kĩ thuật dệt vân đoạn cho nên ít bị nhàu nát khi giặt giũ. Vì thế nếu muốn bảo quản nó không hề khó. Bạn chỉ cần áp dụng những cách giặt bình thường nhưng tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh.
Hơn nữa sau khi giặt vải satin xong không nên dùng tay vắt mạnh hoặc dùng bàn chải chà mạnh trên bề mặt. Bạn cũng không nên phơi trực tiếp ở những chỗ có nhiều ánh nắng mà hãy chọn những nơi râm mát, thoáng khí.
>>>Xem thêm: Cách vệ sinh chăn ga gối khách sạn vải tơ tằm
Hy vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn những lợi ích mà vải satin mang lại cho ngành công nghiệp may mặc và sản xuất chăn ga gối nệm.
***Nguồn: tổng hợp